Mãi mãi một tình yêu

welcome

Trần Đức Thuận! Chào các bạn đã ghé thăm BLOG của mình.Chúc các bạn một ngày mới vui vẻ, hạnh phúc và những điều may mắn sẽ đến với các bạn.

Sàn bê tông ứng lực trước


Khái niệm
Sàn bê tông ứng lực trước thường là sàn không dầm (
sàn phẳng) và sử dụng loại kết cấu bê tông ứng lực trước.
Hiện nay hệ thống dự ứng lực có nhiều loại ( sợi đơn, đa sợi, có bơm vữa hay không có bơm vữa) với các độ linh động trong lắp đặt và thi công khác nhau.
Thông thường dùng loại cáp có vỏ bọc với đường kính 15,24mm hoặc lớn hơn với số lượng và đường kính theo tính toán của các nhà thiết kế. Sàn ứng lực trước căng sau thường sử dụng 2 loại
cáp bám dính hoặc không bám dính. Cáp bám dính thường được sử dụng chủ yếu ở Úc còn ở Mỹ và Anh thì chủ yếu dùng cáp không bám dính.
sửa Ứng dụng
Sàn ứng lực trước có khả năng vượt nhịp lên tới 20m, nhưng chỉ hiệu quả trong nhịp từ 8-12m, kinh tế nhất là nhịp 9m. Nhịp trung bình phổ biến là 10-12m, tuy nhiên có thể kết hợp với dầm bản dự ứng lực với nhịp 16 hay 20m... Nhịp lớn hơn lượng thép dùng càng lớn.
Với nhịp khoảng 8-9m thì dùng sàn tấm phẳng, cần chú ý đến chọc thủng.
Với nhịp khoảng 10m thì dùng sàn phẳng với tấm mũ, cần chú ý kiểm soát võng.
Với nhịp từ 12m trở lên chỉ nên dùng với dầm bẹt (dải sàn - slab band) nhưng tiêu chuẩn giới hạn là mật độ đặt thanh thép. Dầm bẹt h<2t>3h. Khi dùng dầm bẹt, việc chọn chiều dày sàn dựa trên tỉ số nhịp-trên-chiều cao, là dựa trên chiều dài của nhịp ngắn hơn. (Nhịp ngắn tính từ tim tới tim chứ không dùng khoảng cách thông thủy tính từ mép của dầm bẹt bởi độ cứng của dầm bẹt không đủ để có thể xem như một dầm).
[1]
sửa Cấu tạo

Bản vẽ cáp căng sàn bê tông ứng lực trước

Sàn bê tông ứng lực trước với rất ít cốt thép thường
Ngoài việc đặt cốt thép chủ động (ứng lực trước) theo
quỹ đạo cáp căng trước thông thường là parabol, cần phải đặt thêm cốt thép bị động (cốt thép thường). Tuy nhiên có thể thiết kế để có thể đặt rất ít cốt thép thường.
Thông thường, với cáp bám dính (bonded tendon), khoảng cách tối đa là 10 lần chiều dày sàn cho sàn 2 phương và 8 lần chiều dày sàn cho sàn một phương (phương còn lại không quy định, thường làm sao đảm bảo P/A -Tiêu chuẩn Mỹ ACI 318-05, mục 18.12.4. Đôi khi khoảng cách lớn hơn đôi chút được sử dụng nếu sàn chịu được tải áp dụng.
[2]
sửa Một số công trình ứng dụng tại Việt Nam
Sàn không dầm bê tông ứng suất trước hiện tại được sử dụng rộng rãi tại các nước trong khu vực như Hongkong, Thailand, Indonesia, Malaysia, Singapore...
Việc thi công sàn ứng lực trước tại Việt Nam trong kết cấu nhà nhiều tầng thì đã có nhiều, điển hình như tòa nhà 63 Lý Thái tổ (nhịp 11m), E-town (nhịp 13.2m), tháp đôi Vincom(nhịp 10m), TT Thương mại Thanh trì (nhịp 13.2m)Vincom, trụ sở Viettel số 1 Giang Văn Minh(nhịp 8.5m), toà nhà 27 tầng tại 25 Láng Hạ
[3], tổ hợp văn phòng kết hợp nhà ở chất lượng cao ở Huỳnh Thúc Kháng... và nhiều công trình hiện đang thi công tại Hà Nội.
Công nghệ thi công sàn ứng lực cũng đã được áp dụng tại Việt Nam từ khá lâu do viện KHCN thực hiện lần đầu tại thư viện trường ĐH Quốc Gia HN (7 tầng).
[4]
sửa Các ưu điểm
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác trong những năm qua đã có những bước đột phá trong việc xây dựng các khu chung cư cao tầng và nhà làm việc. Trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, sàn nhà là bộ phận chiếm tỷ lệ lớn, chịu lực phức tạp và có cấu tạo rất đa dạng. Khi công trình ít tầng thì giá thành chi phí cho sàn chiếm một tỷ lệ lớn. Đối với nhà nhiều tầng, do công trình chịu lực ngang cũng như tải trọng bản thân kết cấu lớn lên chi phí cho các bộ phận chịu lực ngang cũng như tải trọng bản thân kết cấu lớn lên chi phí cho các bộ phận chịu lực ngang cũng như tải trọng bản thân kết cấu lớn nên chi phí cho các bộ phận chịu lực ngang cũng như cột, tường sẽ tăng song chi phí cho sàn vẫn chiếm tỷ lệ cao. Sở dĩ như vậy là do sàn có tác động trực tiếp đến các bộ phận chịu lực khác như cột, dầm, tường. Sàn cũng có ảnh hưởng đến chiều cao tầng, đến khối lượng trát, ốp lát. Theo con số thống kê của công ty VSL thì với công trình cao khoảng 40 tầng, trọng lượng sàn chiếm đến 50% trọng lượng toàn công trình. Do vậy, việc nghiên cứu để giảm nhẹ trọng lượng sàn sẽ có ý nghĩa rất quan trọng.
Do sàn nhà chiếm một vị trí quan trọng như vậy nên ở các nước phát triển đã sử dụng nhiều loại sàn bê tông cốt thép ứng lực trước do có những ưu điểm mà sàn bê tông cốt thép thường không có được. Đó là:
Ngoài các ưu điểm của
bê tông ứng lực trước thì hệ sàn có một ưu điểm là cho phép có tỷ lệ/ chiều cao lớn hơn (chiều cao tầng nhỏ hơn). Chiều cao tầng phụ thuộc vào hệ kết cấu có dầm hay không có dầm. Nếu hệ kết cấu sàn không có dầm với bước cột lớn thì chiều cao tầng có thể giảm và tính linh hoạt của không gian ở trong các căn hộ cũng như phòng làm việc sẽ cao hơn nhiều so với nhà có bước cột bé hoặc nhà có bước cột lớn nhưng lại có dầm. Đặc biệt là những nhà có sử dụng hệ thống điều hoà không khí trung tâm thì giải pháp sàn không dầm lại rất tiện lợi. Việc tổ chức không gian ở và làm việc tính linh hoạt (có thể thay đổi trong tương lai).
Để khắc phục yếu tố độ võng đối với bản sàn không dầm với bước cột lớn, biện pháp hiệu quả nhất là dùng bê tông dự ứng lực. Hiện nay, công nghệ kéo căng bê tông dự ứng lực đã triển khai tương đối mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực cầu đường.
Với 1 nhịp lớn, sàn bê tông ứng lực trước cần ít bê tông hơn.
Nếu phần lớn tải trọng do cốt thép ứng lực trước chịu, cốt thép không ứng lực trước có thể được đơn giản hoá và tiêu chuẩn hoá ở mức độ cao. Hơn nữa, vật liệu cần cẩu lắp giảm do trọng lượng thép (không ứng lực trước và ứng lực trước) và bê tông nhỏ hơn so với sàn bê tông cốt thép.
Sàn bê tông ứng lực trước khi cho phép tháo cốppha sớm hơn.
Việc lắp ráp các cấu kiện đúc sẵn bằng bê tông ứng lực trước tránh được các liên kết phức tạp của các thanh cốt thép, do đó giảm đáng kể thời gian lắp dựng…Sàn nhà xây dựng nhanh thì việc hoàn thiện có thể kết thúc sớm, đưa công trình vào khai thác sớm. Thông thường với mặt bằng sản một tầng từ 1.000-2.000m2 thì cứ 10 ngày có thể thi công xong.
Có thể được áp dụng đòng thời với các công nghê khác để tăng tiến độ ( Côp pha leo, côp pha bản, cút nối thép, cốp pha vách định hình...)
Theo sự tổng kết của các nhà khoa học, loại nhà này có hiệu quả kinh tế với chiều cao từ 9 đến 30 tầng.

sửa Các nhược điểm
Thi công cần đơn vị có kinh nghiệm
Mác bê tông cao hơn
Tính toán phức tạp hơn
Với công trình cao tầng, nếu sử dụng phương án sàn ứng lực trước thì kết quả tính toán cho thấy độ cứng của công trình nhỏ hơn bê tông ứng lực trước dầm sàn thông thường, do đó chuyển vị đỉnh công trình là điều cần lưu ý để đảm bảo quy phạm; quá trình tính toán phần sàn. Để khắc phục điều này, nên bố trí xung quanh mặt bằng sàn là hệ dầm bo, có tác dụng neo cáp tốt và tăng cứng, chống xoắn cho công trình bằng nhiều biện pháp, ví dụ: sử dụng cột dạng vách thay vì cột vuông, sẽ chịu cắt và chịu lực ngang phương chính tốt hơn.
Khi trong sàn có chuyển vị, ứng suất trong cáp ứng lực trước (đặc biệt trong trường hợp sử dụng cáp không dính kết thường được áp dụng tại các công trình tại Việt Nam) sẽ thay đổi, mà sự thay đổi này chỉ được xét đến trong phần tính toán hao ứng suất (hệ số kinh nghiệm không cụ thể đối với nhà nhiều tầng chyển vị ngang lớn). Ngoài ra còn cần kể đến ảnh hưởng của chuyển vị đỉnh cột, của dầm quanh chu vi (nếu có)... Như vậy chuyển vị ngang lớn sẽ ảnh hưởng đến kết quả thiết kế cáp ứng lực trước trong sàn.
[5]
Sàn không dầm (có khả năng chịu chọc thủng kém) thông thường chỉ dùng ở những nơi có nhịp sàn theo 2 phương gần bằng nhau, tải trọng nhỏ. Ở Úc, người ta dùng phổ biến nhất ở các bãi đậu xe nhiều tầng - hoạt tải = 2.5~3 kPa. Nhịp sàn ít khi vượt quá 8.4m, vì nếu nhịp quá lớn thì sẽ không kinh tế bằng flat slab + band beam (sàn và dầm bản). Sàn phẳng không có mũ cột, (tiếng anh là flat plate), đã được xây nhiều ở nước ngoài. với loại kết cấu này, nơi xung yếu nhất là nới đầu cột liên kết vào sàn. tại vị trí này, vai trò của cốt thép chống chọc thủng (punching shear reinforcement) là rất quan trọng. Nhiều đơn vị thi công ở Việt Nam chưa quen cách cấu tạo của sàn phẳng không mũ cột.
Ghi chú: ở một số nước có nguy cơ động đất cao đang dần không thiết kế, thi công nhà cao tầng sử dụng sàn ứng lực trước nữa. Với một số chủ đầu tư Đài Loan, họ nhất quyết từ chối sử dụng sàn ứng lực trước trong công trình của họ, nguyên nhân là sàn ứng lực trước không cứng (theo phương ngang khi chịu tải trọng ngang) như sàn thường, công tác bảo dưỡng khó, sàn ứng lực trước thường đi kèm với khả năng cho không gian rộng lớn, bước cột xa hơn nên độ cứng ngang tại từng tầng nhà yếu hơn. Thường thì ở nhà dân dụng: có tầng 1 & 2 trống để làm gara hay siêu thị, tầng trên được xây tường chèn hay tường bê tông ngăn chia nên tầng 1 & 2 trở thành tầng yếu trong tổng thể tòa nhà, khi xảy ra động đất hay bị sập ở tầng 1 chứ các tầng trên không việc gì cả. Hiện ở Đài Loan không ai dùng sàn ứng lực trước nữa (có thể họ có nhiều công trình gặp sự cố khi có động đất).

sửa So sánh giữa sàn bê tông ứng lực trước và sàn bê tông thường
Phương án BTCT thường có dầm
Phương án bê tông dự ứng lực
Ưu điểm
Ưu điểm
- Thi côngđơn giản hơn
- Mác bê tông thấp hơn
- Tính toán đơn giản hơn
- Tạo được trần đẹp
- Chiều cao tầng được nâng cao bởi không bị hạn chế dầm
- Độ bền công trình cao, vì mác bê tông cao, thép cường độ cao kéo căng và không cho phép có vết nứt
- Không phải làm trần
- Thi công nhanh
- Không gian sử dụng linh hoạt
Nhược điểm
Nhược điểm
- Chiều cao tầng sẽ bị hạn chế
- Đặc biệt với những phòng rộng 100- 150m2 thì chiều cao tầng 3,6m, dầm cao 70cm thì thông thuỷ chỉ còn 2,9m, thấp qúa
- Độ bền công trình không cao do có sự xuất hiện vết nứt dẫn tới sự ăn mòn thép nhanh
- Trần có dầm nên phải làm trần
- Thời gian thi công lâu hơn
- Thi công cần đơn vị có kinh nghiệm
- Mác bê tông cao hơn
- Tính toán phức tạp hơn

[sửa] Ví dụ so sánh cụ thể
Ví dụ so sánh là một nhà làm việc cao 9 tầng, lưới cột tối đa là 7mx8,4m. Phương án chọn được xem như tối ưu là hệ kết cấu chịu lực gồm cột + vách cứng đặt ở khu vực thang máy + sàn không dầm. Cột vuông được chọn với tiết diện 65x65cm, sàn dày 20cm, bê tông dự ứng lực mác 350, vách cứng dày 20cm.
Phương án so sánh là phương pháp thông thường lâu nay các nhà thiết kế và các nhà thầu xây lắp thường thích dùng là hệ kết cấu khung cột + vách chịu lực + dầm + sàn với bê tông cốt thép (BTCT) mác 200, thép thường. Hệ kết cấu thẳng đứng chịu lực ngang vẫn dùng hệ cột vuông 65x65cm và vách cứng dày 20cm ở vị trí cầu thang như phương án thép dự ứng lực. Điểm khác ở phương án này là sàn dùng hệ dầm chính và dầm phụ chịu lực. Bản sàn dày 12cm dựa trên yếu tố đảm bảo độ võng cho phép và tỷ lệ thép, hệ dầm chính tiết diện 25x65cm, hệ dầm phụ tiết diện 22x35cm.
- Một nhận xét gần như là quy luật đó là đối với các nhà cao tầng có vách chịu lực thì vách cứng thẳng đứng chịu tải trọng ngang chủ yếu. Cột chỉ chịu một phần rất ít.
-So sánh hai phương án ta thấy nội lực của chân cột cũng không khác nhau nhiều lắm nên phương án móng cũng tương đương nhau.
- Chuyển vị ngang trên đỉnh công trình cũng ở trong phạm vi cho phép và có giá trị tương đương nhau
- Từ nội lực của dầm chính, dầm phụ và sàn của 2 phương án ta tính được thép dầm sàn, cột của 2 phương án
Qua kết quả tính toán không gian theo chương trình STAADIII cho 2 phương án trên ta nhận thấy:

[sửa] Nội lực tại cùng một tiết diện của cùng một chân cột
Phương án BTCT thường có dầm
Phương án bê tông dự ứng lực
- Lực dọc: N=393,994 tấn
- Mmax = 0,612tm
- Lực cắt Qmax = 0,198 tấn
- Lực dọc: N=447,686 tấn
- Mmax = 3,792 tm
- Lực cắt Qmax = 0,916 tấn

[sửa] Chuyển vị tại cùng một tiết diện cốt trên đỉnh công trình
Phương án BTCT thường có dầm
Phương án bê tông dự ứng lực
δx = 0,00064 cm
δy = 0,43591 cm
δz = 1,92053 cm
δx = 0,21846 cm
δy = 0,27509 cm
δz = 2.11529 cm

[sửa] So sánh khối lượng bê tông, thép và kinh tế của 2 phương án
Từ kích thước của các cấu kiện của 2 phương án so sánh khối lượng bê tông của 2 phương án
Phương án BTCT thường có dầm
Phương án bê tông dự ứng lực
Bê tông
Bê tông
- Bê tông mác 200
- 167,29m3 x 402.612đ/m3= 67.352.961đ
- Bê tông mác 350
155,m3 x 6392.450đ/m3= 99.114.750
Thép
Thép
Thép thường
35,9 tấn x 5.000.000đ/t=179.500.000đ
12,55tấn x 5.000.000đ/t=62.750.000đ
Thép ứng lực
(cáp+đầu neo+ nhân công)
5,0tấn x 20.000.000 đ/t=100.000.000đ
Cốp pha thành dầm
347,4m2 x 22.000đ/m2 = 7.642.800đ
Tổng cộng cho 1 sàn:254.495.761đ
Tổng cộng cho 1 sàn:263.954.154đ

sửa Phương pháp tính toán sàn bê tông ứng lực trước
[sửa] Các quan niệm phân tích kết cấu bê tông ứng lực trước[6]
Hiện nay, việc phân tích cấu kiện bê tông ứng lực trước dựa trên ba quan niệm cơ bản sau:

[sửa] Quan niệm thứ nhất:
Quan niệm này coi bê tông ứng lực trước như vật liệu đàn hồi, tính toán theo ứng suất cho phép. Bê tông là vật liệu chịu nén tốt, chịu kéo kém. Nếu không phải chịu ứng suất kéo do đã được nén trước thông qua việc kéo trước cốt thép, trong bê tông sẽ không bị xuất hiện vết nứt, như vậy có thể xem như bê tông ứng lực trước là vật liệu đàn hồi. Với quan niệm này, jkhi bê tông đặt vào trạng thái chịu lực thì ứng suất kéo gây ra do tải trọng ngoại sẽ bị triệt tiêu bởi ứng suất nén trước, nhờ vậy sẽ hạn chế được bề rộng vết nứt và khi vết nứt chưa xuất hiện thì có thể sử dụng các phương pháp của lý thuyết đàn hồi để tính toán.

[sửa] Quan niệm thứ hai:
Quan niệm này coi bê tông ứng lực trước làm việc như BTCT thường với sự kết hợp giữa bê tông và thép cường độ cao, bê tông chịu nén và thép chịu kéo và gây ra một cặp ngẫu lực kháng lại mô men do tải trọng ngoài gây ra. Nếu sử dụng thép cường độ cao đơn thuần như thép thường thì khi bê tông xuất hiện vết nứt, thép vẫn chưa đạt đến cường độ. Nếu thép được kéo trước và neo vào bê tông thì sẽ có được sự biến dạng và ứng suất phù hợp với cả hai loại vật liệu.

[sửa] Quan niệm thứ ba:
Quan niệm này coi ứng lực trước như là một thành phần cân bằng với một phần tải trọng tác dụng lên cấu kiện trong qua trình sử dụng, tính toán theo phương pháp cân bằng tải trong. Đây là phương pháp khá đơn giản và dễ sử dụng để tính toán, phân tích cấu kiện BTứng lực trước. Cáp ứng lực trước được thay thế bằng các lực tương đương tác dụng vào bê tông. Cáp tạo ra một tải trọng ngược lên, nếu chọn hình dạng cáp và lực ứng lực trước phù hợp sẽ cân bặng được các tải trong tác dụng lên sàn, do đó độ võng của sàn tại mọi điểm đều bằng 0.
Thông thường, hệ kết cấu chịu lực là hệ sàn không dầm kết hợp với cột, vách cứng bố trí tại các vị trí thang máy chịu tải trọng đứng do trọng lực của kết cấu, hoạt tải gồm đồ đạc, người sử dụng và tải trọng ngang do gió hoặc động đất gây ra.
Sàn bê tông cốt thép ứng lực trước thường được thiết kế theo phương pháp cân bằng tải trọng với giả thiết lực kéo căng trong cáp (bố trí hình parabol) sẽ cân bằng với tải trọng bản thân cấu kiện, sau đó kiểm tra khả năng chịu tải của sàn trong giai đoạn thi công và sử dụng.
[5]
[sửa] Các giai đoạn tính toán
Có 2 giai đoạn tính toán : giai đoạn đầu và giai đoạn cuối
[7].
[sửa] Giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu chỉ có tải bản thân: sau khi dựng
ván khuôn, thi công công tác thép , công tác định vị mặt đường quỹ đạo cáp(tendon profile) và cuối cùng là thi công đổ bê tông toàn khối. Thời điểm kéo cáp là sau khi bê tông đạt tới 80 % về cường độ, cường độ này là f'ci = 80%f'c hoặc f'ci=t/(α+β.t)*f'c (khoảng 15 ngày). Có thể dùng phụ gia để khoảng 3 ngày là đạt cường độ có thể tiến hành căng cáp. Như vậy cần phải kiểm tra chỉ cho tải trọng bản thân và tải cân băng của cáp theo phương pháp cộng tác dụng.
[sửa] Giai đoạn cuối
Là giai đoạn sử dụng, xem như bê tông đạt 28 ngày , tháo
ván khuôn và đưa vào sử dụng. Lúc này có LIVE LOAD và SUP LOAD và kiểm tra với f'c ( 28 ngày ) điều này có xét đến tổn hao ứng suất (loss stress) và chú ý rằng Pjack >Pi >Pf (có thể tưởng tượng lực kéo cáp do jack là lực ép cọc Pmax => Ptk = Pmax/2.5 giống coc).
Nếu sử dụng phần mềm
SAFE, phai nhap tải trọng cân bằng của cáp và mômen thứ cấp.
Giai đoạn giới hạn là giai đoạn U-Stage lúc đó Mtotal = 1.4 (deal+sub) +1.7 live+ Msc(momen phụ) + Mearthquake (trường hợp lấy theo ACI).

[sửa] Mô hình tính toán sàn chịu tải trọng ngang
Ở 1 số nước mà đã phát triển lâu và rộng (như australia) khi tính toán thì giả thiết rằng khi sàn chịu tải trọng ngang do gió hoặc động đất truyền vào (các tải trọng ngắn hạn) thì khi thiết kế họ coi sàn là tuyệt đối cứng (
Vách cứng sàn) không chịu ảnh hưởng của tải trọng ngang khi chu kỳ dao động của toàn nhà T 3s (hoặc 5s) thì họ có xu hướng bổ sung dầm vào trong hệ kết cấu để tăng độ cứng cho tòa nhà, có thể là dầm thường hoặc dầm bẹt (có hoặc không có ứng lực trước). còn đối với tải trọng ngang dài hạn (ví dụ như sàn tầng hầm, sàn tầng bán hầm có một mặt tiếp xúc với tường chắn đất...) thì khác hoàn toàn, bất kể chu kỳ như thế nào thì cũng không thấy đề cập đến việc tải trọng ngang ảnh hưởng gì đến sàn, mà họ thường có các biện pháp thi công sao cho không xuất hiện ứng suất phụ tác động trực tiếp và sàn.
[sửa] Mô hình tính toán sàn chịu tải trọng đứng
Sàn ứng lực trước có thể tách riêng ra để tính với tải trọng đứng. Có hai phương pháp mô hình hóa sàn khi chịu tải trọng đứng là phương pháp phân phối trực tiếp ( DDM ) và phương pháp Khung tương đương ( EFM ).
Nếu công trình có nhịp đều nhau và đảm bảo yêu cầu để tính khung tương đương thì chỉ cần chọn dải trên cột có chiều dài bằng chiều dài nhịp để tính và kiểm tra theo khung tương đương. Nếu mặt bằng phức tạp thì có thể dùng phần mềm (ví dụ như
SAFE, Adapt PT - thường dùng để tính toán sàn phẳng + ứng suất trước là ADAPT PT, cho kết quả nhanh và dễ kiểm soát)để tính ra nội lực sàn và chia dải tính theo biểu đồ moment, hoặc chia dải theo mặt bằng sàn. Sau đó tính toán và kiểm tra cho từng dải theo nội lực đã tính toán.
Sự phân phối Moment uốn của sàn phẳng khác sàn dầm:không phải đồng đều trên toàn sàn mà tập trung phần lớn ở
dải trên cột. (một số tiêu chuẩn nước ngoài quy định điều này, ví dụ như BS8110 Section 3, mục 3.7).
Khi tính toán thì có chia ra column strip (dải đầu cột) và middle strip (dải ở nhịp). Bề rộng column strip thường là 1/2 nhịp ngắn. 2/3 moment tại column strip lại tập trung ở giữa, rộng = 1/2 column strip.
Dự kiến khoảng ( 65-75 ) % Moment theo mỗi phương được truyển bởi các dải trên cột . Bề rộng của dải trên cột được lấy sao cho một nữa bề rộng của dải trên cột ở về mỗi phía của cột lấy bằng ¼ nhịp ngắn của Sàn .
Theo ACI 318 quy định : Chọn khoảng cách giữa các cáp ứng lực trước trong dải trên cột vào khoảng ( 3 - 4 ) chiều dày bản ; và khoảng cách tối đa giữa các cáp ứng lực trước ở dải giữa nhịp không vượt quá 6 lần chiều dày bản .


Dải thiết kế trong sàn không dầm theo phương ngang[8]


Dải thiết kế trong sàn không dầm theo phương dọc[8]
[
sửa] Tính toán chọc thủng
Khi thiết kế sàn phẳng ứng lực trước thì cần
Thiết kế chống chọc thủng sàn ứng lực trước
sửa Mô hình hóa bằng phần mềm
Thường sử dụng các phần mềm chuyên dụng như
SAFE, ADAPT PT, RAM Concept, MIDAS SDS, ít khi dùng SAP2000, ETABS để mô hình hóa sàn.
Trên Thế giới hiện đang dùng khá phổ biến phần mềm của hãng ADAPT trong kết cấu dự ứng lực. Hãng
ADAPT có truyền thống về dự ứng lực nên mức độ chính xac và tin tưởng được đánh giá cao. ADAPT phân tích dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn và phương pháp khung tương đương-giống với mô hình sàn dự ứng lực. Việc mô phỏng đường đi của cáp trên 3D khá dễ dàng.
MIDAS SDS cũng có thể tính toán được sàn dự ứng lực. Tuy nhiên phần kiểm toán của nó còn yếu, tiêu chuẩn hỗ trợ cũng không nhiều, việc mô phỏng đường cáp khá phức tạp.
[9]
Dùng nội lực
ETABS để giải sàn ứng lực trước sẽ không chính xác do các nguyên nhân sau:
1. Mô hình sơ đồ tính sẽ rất phức tạp cho hệ kết cấu. Lực do cáp gây ra là nội lực nhưng phải mô hình tải cân bằng vào (tải hướng lên phần lớn giữa nhịp và hướng xuống ở phần nhỏ 2 bên gối tựa - do hình dạng cáp cân bằng một phần moment do tĩnh tải gây ra - thông thường là 80%).
2. Cho dù mô hình lực cân bằng như vậy cũng còn thiếu vì cáp sẽ gây nén rất lớn cho sàn. Điều này dẫn đến tấm sàn sẽ cứng hơn nhiều so với tấm sàn bình thường.
3. Phân tích
FEM thường dựa trên phương pháp chuyển vị. Chuyển vị đúng thì nội lực mới đúng được. Ứng xữ sàn ứng lực trước lại phức tạp, chuyển vị ít hơn nhiều so với sàn bê tông cốt thép.
4. Mô hình bao nhiêu phần trăm cột nhận moment từ sàn truyền qua (column stiffness) cũng là một vấn đề tế nhị. Mặc định Etabs là 1.0; nhưng các phần mềm phân tích sàn ứng lực trước thường sữ dụng hệ số nhỏ hơn nhiều (khoảng 0.25).
5. Chổ liên kết sàn với lõi cứng nhà cao tầng không phải ngàm như mặc định của
ETABS, thông thường người ta sữ dụng ván khuôn trượt cho lõi thi công trước sàn nên đầu neo chết của cáp dừng lại trước lõi, phải liên kết thép chờ hay coupler trên và dưới (lưu ý coupler dưới chịu cắt).
Người ta thường sữ dụng
ETABS để phân tích hệ thống chịu tải ngang lên công trình (gió, động đất) và thiết kế cột vách. Etabs cũng giúp để tính tải trọng lên sàn transfer và tải xuống móng. Còn thiết kế sàn nhất là sàn phẳng ứng suất trước thì nên sữ dụng các phần mềm như Ram Concept, Adapt Builder v.v.. vì các phần mềm này tính toán được sàn sau khi nứt, co ngót, từ biến nên cho kết quả chính xác hơn cả trạng thái giới hạn 1 và 2, kể cả chuyển vị dài hạn và bề rộng khe nứt.[10]

5 nhận xét:

Admin Pro nói...

chào anh, cảm ơn anh vì bài viết, anh có thể nói rõ về ưu và nhược điểm của dầm bẹt được không? Anh giúp em với. Em đang là sinh viên năm 4, đại học bách khoa đà nẵng.anh có phải là cựu sv dhbk ko ah?

Unknown nói...

bài này hay quá, xin hỏi admin có bản vẽ cad thi công sàn dự ứng lực ko cho mình tham khảo với

khanh chicanh nói...

sàn bê tông siêu nhẹ

sàn panel siêu nhẹ

sàn panel nhẹ

sàn bê tông nhẹ

Maketting SEO nói...

chó bull pháp

chó poodle

chó corgi

phối giống các loại chó cảnh

skiphirenear.uk nói...

Skip Hire Near offers unbeatable skip hire prices according to your budget and requirements. We are offering our services all over the UK without any delay.

Đăng nhận xét